Ván Ép Phủ Veneer

logo

Hotline: 0913360168

Email: gotinhte@gmail.com

Ván Ép Phủ Veneer

  • Ván Ép Phủ Veneer
  • 310
  • Liên hệ

Ván ép phủ Veneer








 


Ván ép phủ Veneer

  •  Cấu tạo
Lõi ván ép plywood + Bề mặt Veneer
  •  Bề mặt veneer
Tần bì (Ash) - Cẩm lai - Sồi đỏ (red oak) - Óc chó (walnut) - Anh đào (cherry) - Sồi trắng (white oak).
  •  Đồ dày tiêu chuẩn:
5mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 25mm
  •  Kích thước tiêu chuẩn
1000 x 2000mm, 1200 x 2400mm

Ván ép phủ veneer được sản xuất từ các lớp ván lạng mỏng có kích thước từ 1 – 3mm. Ứng dụng chính của dòng sản phẩm này là làm đồ nội thất thuộc phân khúc cao cấp. Hiện tại, sản phẩm đang được phân phối chính hãng tại goghepsaigon.com Mời quý vị tham khảo thông tin chi tiết sản phẩm.

Cấu tạo ván ép phủ Veneer

Sản phẩm ván gỗ ép phủ veneer được cấu tạo bao gồm 2 phần chính là lõi ván và bề mặt veneer:

  • Lõi gỗ: Là lớp ván lạng có kích thước từ 1 – 3mm được ép lại với nhau bằng công nghệ ép cao tần. Nguyên liệu gỗ sử dụng là các loại gỗ tự nhiên: Gỗ cao su, bạch đàn, keo, …
  • Bề mặt veneer: Là lớp bề mặt phủ lên trên của cốt ván có kích thước khoảng 0.3 – 0.6mm. Quý vị có thể lựa chọn bề mặt bằng veneer tự nhiên hoặc công nghiệp tùy theo nhu cầu sử dụng.

Một số bề mặt veneer phổ biến

  1. Gỗ tần bì (Ash)
  2. Gỗ cẩm lai
  3. Gỗ sồi đỏ (red oak)
  4. Gỗ óc chó (walnut)
  5. Gỗ anh đào (cherry)
  6. Gỗ sồi trắng (white oak).

Ngoài ra, quý vị hoàn toàn có thể lựa chọn bề mặt khác theo sở thích của mình. Hiện tại trên thế giới đang có khoảng 150 bề mặt bằng veneer. Và công ty GOMINHTIEN đều cung cấp đầy đủ các loại.

Kích thước tấm ván ép veneer

Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng 2 loại kích thước phổ biến là 1000mm x 2000mm và 1220mm x 2440mm. Độ dày của mỗi tấm ván dao động từ 3 – 25mm. Tuy nhiên, nếu quý khách hàng có nhu cầu mua kích thước khác với số lượng lớn, GOMINHTIEN vẫn đáp ứng đầy đủ. Trong trường hợp này, vui lòng liên hệ số hotline 0913.360.168 để được tư vấn chi tiết

Phân loại ván gỗ ép phủ Veneer

Có 3 cách để phân loại ván ép veneer đó là dựa vào bề mặt của lớp veneer, kỹ thuật lạng veneer và chủng loại của lớp lõi.

Thứ 1: Phân loại dựa vào bề mặt veneer

Hiện nay có 2 chủng loại nguyên liệu cấu thành lên bề mặt của venneer đó là làm từ gỗ tự nhiên và công nghiệp:

  • Veneer gỗ tự nhiên: Sồi Trắng, Sồi Đỏ, Căm Xe, Xoan Đào, Óc Chó, Ash, Gỗ Lim
  • Veneer công nghiệp: Lớp melamine vân gỗ độ bền cao, nhiều mẫu mã và màu sắc đa dạng.

Thứ 2: Dựa vào kỹ thuật lạng veneer

Trên thế giới hiện nay có 2 công nghệ lạng đó là lạng tự nhiên và lạng kỹ thuât. Chi tiết như sau:

  • Lạng tự nhiên: Phương pháp này sử dụng kỹ thuật bóc tách ly tâm tạo ra những tấm ván có kích thước rất nhỏ chỉ từ 0.3 – 1mm. Nguyên liệu sử dụng chính là gỗ tự nhiên. Ván sau khi được lạng mỏng sẽ được đem sấy khô theo đúng tiêu chuẩn.
  • Lạng kỹ thuật: Cũng giống như lạng tự nhiên, phương pháp lạng kỹ thuật sử dụng nguyên liệu là gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là phương pháp này sử dụng phương pháp ghép máy tính. Mục đích là để loại bỏ những vị trí lỗi trên bề mặt gỗ, cho ra thành phẩm có tính thẩm mỹ cao, chất lượng.

Thứ 3: Dựa vào lớp lõi

Cách phân loại cuối cùng là dựa vào loại nguyên liệu sử dụng để lạng thành nguyên liệu ván ép. Hiện tại, người ta thường sử dụng một số loại gỗ tự nhiên sau:

  • Gỗ cao su
  • Gỗ thông
  • Gỗ bạch đàn

Ưu điểm vật liệu gỗ ép phủ veneer

Đây là dòng sản phẩm cao cấp và sở hữu mọi ưu điểm vượt trội của cả ván lạng veneer lẫn cốt ván ép plywood:

  • Có tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng, phù hợp để làm đồ nội thất cao cấp.
  • Trọng lượng nhẹ, độ bền cao, có khả năng chịu được lực tác động lớn.
  • Tuổi thọ cao
  • Không bị cong vênh, mối mọt
  • 100% không bị nứt lõi hoặc nứt bề mặt như gỗ tự nhiên.
  • Có khả năng bám ốc vít tốt nên dễ dàng thi công
  • Dễ dàng vệ sinh bề mặt
Sản phẩm cùng loại

Ván Ép Bao Bì

Liên hệ

Ván MDF Trơn

Liên hệ

Zalo
Hotline